Các công ty liên quan đến bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch CTCP Đầu tư TNG Holdings Việt Nam công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm với số nợ khủng lên hơn 74 ngàn tỷ đồng. Hầu hết doanh nghiệp này tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Các công ty thành viên và liên kết của TNG Holdings Việt Nam
Nguồn: TNG Holdings Việt Nam
Theo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) của CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam, tính đến cuối tháng 06/2023, vốn chủ sở hữu đạt hơn 2,201 tỷ đồng, tăng hơn 5{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} so với cùng kỳ.
Nợ phải trả gấp 8.66 lần vốn chủ sở hữu, dù tỷ lệ này đã giảm so với cùng kỳ (10.55 lần) nhưng đây vẫn được xem là mức cao. Với tỷ lệ này, TNR Holdings gánh khoảng 19,066 tỷ đồng khoản nợ phải trả. Đồng thời, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu giảm từ 5.56 lần xuống còn 4.28 lần.
Kết quả, TNR Holdings thu lợi nhuận sau thuế gần 85 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng từ 1.29{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} lên 3.86{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da}.
Lĩnh vực hoạt động chính của TNR Holdings là kinh doanh bất động sản với các thương hiệu như TNR Gold, TNR Stars và TNR Grand Palace.
Một số chỉ tiêu tài chính của TNR Holdings
Nguồn: HNX
Cùng nằm trong hệ sinh thái TNG Holdings, CTCP Đầu tư và Cho Thuê Tài Sản TNL đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác và cho thuê các tòa nhà văn phòng, thương mại dịch vụ.
Kết thúc tháng 6, Công ty đang gồng mình với khoản nợ 4,740 tỷ đồng, gấp 5.18 lần vốn chủ sở hữu (915 tỷ đồng). Trong đó, chủ yếu là dư nợ trái phiếu hơn 3,800 tỷ đồng. Qua 6 tháng, TNL lãi sau thuế 480 triệu đồng, đi ngang so với cùng kỳ.
Một số chỉ tiêu tài chính của Đầu tư và Cho Thuê Tài Sản TNL
Nguồn: HNX
Một doanh nghiệp khác là CTCP Đầu tư và Quản lý Khách sạn TNH cũng có khoản nợ phải trả gần 5,000 tỷ đồng, gấp 6.23 lần vốn chủ sở hữu, dù đã giảm đáng kể so với cùng kỳ (9.87 lần). Cùng với đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu giảm từ 5.5 lần xuống còn 4.52 lần.
Qua đó, TNH thu lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên gần 23 tỷ đồng so với con số 2 tỷ đồng cùng kỳ. Nhờ vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) được cải thiện lên 2.86{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da}.
Một số chỉ tiêu tài chính của Đầu tư và Quản lý Khách sạn TNH
Nguồn: HNX
Công ty duy nhất trong nhóm này có hoạt động kinh doanh không liên quan đến bất động sản là CTCP Năng lượng TNPower, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Tính đến cuối 6, Năng lượng TNPower có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 2.02 lần, thấp nhất trong nhóm, tương ứng khoản dư nợ phải trả khoảng 2,328 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu giảm từ 2 lần xuống còn 1.71 lần. Mặc dù vậy, TNPower có lợi nhuận khiêm tốn chỉ hơn 133 triệu đồng, giảm mạnh 98{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} so cùng kỳ.
Một số chỉ tiêu tài chính của Năng lượng TNPower
Nguồn: HNX
Ngoài những doanh nghiệp thuộc TNG Holdings Việt Nam, bà Hường còn liên quan mật thiết đến một số công ty bất động sản khác như CTCP Bất động sản Hano – Vid, CTCP Bất động sản Mỹ. Các công ty này đều có điểm chung về dư nợ “khủng”, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.
Tính đến cuối tháng 6, Bất động sản Mỹ có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 4.77 lần lên 6.19 lần. Với vốn chủ sở hữu gần 3,301 tỷ đồng, dư nợ phải trả mà Công ty đang gánh hơn 20,427 tỷ đồng. Trong đó, nợ trái phiếu gần 8,000 tỷ đồng. Lãi sau thuế nửa đầu năm nay đạt hơn 146 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ.
Một số chỉ tiêu chính của Bất động sản Mỹ
Nguồn: HNX
Hano – Vid cũng ghi nhận dư nợ phải trả rất lớn với 22,584 tỷ đồng, gấp 4.28 lần vốn chủ sở hữu (5,277 tỷ đồng). Dư nợ trái phiếu giảm nhẹ so cùng kỳ còn hơn 9,600 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, Hano – Vid lãi sau thuế hơn 40 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với kỳ năm trước.
Một số chỉ tiêu tài chính của Hano – Vid
Nguồn: Hano – Vid
Như vậy, tính đến cuối 06/2023, chỉ riêng nhóm công ty liên quan tới bà Hường kể trên đang gánh khoản nợ lên tới hơn 74 ngàn tỷ đồng, riêng dư nợ trái phiếu là hơn 36,400 tỷ đồng, trong khi tổng vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 13,600 tỷ đồng.
TNG Holdings Việt Nam là một trong những tập đoàn đa ngành, tham gia thị trường từ năm 1996. Đến nay, TNG Holdings Việt Nam đang hoạt động trong các lĩnh vực phát triển, kinh doanh và quản lý bất động sản, cho thuê bất động sản, thương mại và dịch vụ, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, năng lượng, nông nghiệp và tài chính – ngân hàng.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch HĐQT TNG Holdings Việt Nam, là vợ ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB), do đó, không lạ gì khi MSB thường xuyên trở thành tổ chức lưu ký đối với các đợt phát hành trái phiếu liên quan đến các công ty này.
Theo FILI
Link gốc: https://fili.vn/2023/08/om-khoi-no-khung-nhom-cong-ty-lien-quan-chu-tich-tng-holdings-lam-an-ra-sao-737-1101911.htm