Từ vùng đất cằn cỗi, nứt nẻ, cỏ tranh chẳng mọc nổi, hơn 500ha đất trồng trọt ở Tây Ninh được để không trong 3 năm nhằm loại bỏ hoàn toàn chất hóa học tồn dư, sau đó cải tạo từng chút một theo phương pháp tự nhiên, không gây hại môi trường. Mọi công đoạn từ đất, giống, quy trình trồng trọt, thu hoạch, xay xát, đóng gói sau đó đều áp dụng theo chuẩn hữu cơ.
Sau 5 năm, vùng đất ấy thay da đổi thịt, mang đến những cánh đồng xanh bạt ngàn bắp, cỏ Mombasa cung cấp thức ăn hữu cơ cho đàn bò. Cánh đồng được cải tạo có thể gieo trồng được giống lúa ST25 đạt chuẩn Organic châu Âu. Tất cả tạo nên một diện mạo xanh trù phú cho Trang trại Vinamilk Green Farm tại Tây Ninh, ngôi nhà của của hơn 8.000 cô bò sữa “hạnh phúc”.
Ngoài đồng bắp, cỏ Mombasa được sử dụng làm thức ăn cho bò sữa đạt chuẩn hữu cơ, trang trại còn có 9 hồ nước điều hòa khí hậu, công viên, những hàng xoài, mít, những cung đường sắc màu hoa nở quanh năm…
Những mảng xanh ngút ngát tầm mắt, không khí trong lành, dễ chịu là những cảm nhận đầu tiên về trang trại theo mô hình nông nghiệp bền vững của Vinamilk. Nhưng không chỉ dừng lại ở màu xanh có thể nhìn được bằng mắt, tại đây, Vinamilk đã dồn nhiều tâm lực để cải tạo, xây dựng nên mô hình trang trại “xanh” với nhiều khía cạnh về phát triển bền vững như: bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước, giảm phát thải khí nhà kính, phúc lợi động vật,…giảm tác động đến môi trường.
Và không chỉ tại Tây Ninh, những không gian “xanh” ấy đã, đang được nhân rộng khắp 13 trang trại trên toàn quốc, là một khâu không thể thiếu trong tiến trình hướng tới Net Zero của “ông lớn” ngành sữa.
Hấp thụ carbon là một yếu tố quan trọng để hướng tới Net Zero. Nhằm mục tiêu ấy, hầu hết các trang trại Vinamilk đều dành từ 50-70{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} diện tích để trồng cây xanh cũng như phát triển các hồ nước điều hòa sinh thái. Không chỉ giúp hấp thụ lượng CO2, cây xanh, mặt nước còn góp phần điều hòa khí hậu chung cho cả khu vực lân cận.
Thế nên, dù vào mùa nắng nóng cao điểm, chỉ cần đặt chân vào Vinamilk Green Farm Tây Ninh, sẽ thấy sự dịu mát khác biệt với nhiệt độ chỉ khoảng 27oC tại các khu vực chuồng nuôi của bò sữa. Hay khi đến trang trại bò sữa organic trên cao nguyên Đà Lạt, nhiều người cứ ngỡ lạc bước ở khu nghỉ dưỡng, bởi khí hậu trong lành, khung cảnh nên thơ trong không gian cỏ cây hoa lá…
Tại 13 trang trại của Vinamilk, câu chuyện phát triển bền vững đã được định hình từ những ngày đầu, hướng đến tái tạo tối đa, để không chỉ sản xuất hiệu quả, năng suất cao mà còn đạt mục tiêu: thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, phúc lợi động vật…
Nhằm cắt giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với mục tiêu “không còn gì bị loại bỏ”, Vinamilk vận dụng nguyên tắc: đầu ra của quá trình này được tận dụng triệt để để làm đầu vào cho quá trình khác, từ đó giảm khai thác tài nguyên, chi phí xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường vào việc xây dựng và vận hành trang trại.
Theo đó, toàn bộ chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi được thu gom bằng hệ thống hiện đại và xử lý với công nghệ ủ biogas để tạo thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, cải tạo đất; cũng như tận dụng làm khí đốt đun nóng nước thanh trùng sữa cho bê, sấy cỏ và phục vụ hoạt động của trang trại.
Theo thống kê của Vinamilk, chỉ tính riêng tại Green Farm Tây Ninh với quy mô 8000 con bò bê với 500 tấn phân thải ra mỗi ngày, việc tận dụng năng lượng khí đốt từ biogas không chỉ giúp tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng tiền điện mà còn xử lý được các vấn đề về môi trường.
Vinamilk cũng tích cực chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn bằng cách sử dụng hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời toàn khuôn viên các trang trại. Đến nay, tổng công suất năng lượng mặt trời trên cả 13 trang trại là 11 triệu kWh/năm; hệ thống pin năng lượng mặt trời cung cấp điện cho hầu hết các nhu cầu sử dụng, ước tính giảm phát thải đến 50.000 kg CO2 mỗi năm ở một trang trại.
13 trang trại Vinamilk được kiến tạo kỳ công như 13 “công trình xanh”, nhân lên thành những con số biết nói: 100{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} trang trại đạt chuẩn Global GAP, 100{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} trang trại sử dụng năng lượng biogas, năng lượng mặt trời, 100{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} đất trang trại được canh tác theo phương pháp hữu cơ…
Những nỗ lực xây dựng các mô hình tiên tiến, sáng tạo theo chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững đã giúp Vinamilk tạo dấu ấn toàn cầu.
Năm 2015, khi tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Global G.A.P. còn là khái niệm khá mới tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành chăn nuôi bò sữa, trang trại Vinamilk Nghệ An đã đạt chứng nhận này, trở thành đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á và là 1 trong 3 doanh nghiệp đầu tiên tại châu Á có trang trại bò sữa đạt chuẩn Global G.A.P.
Năm 2017, Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt được tổ chức toàn cầu Control Union (Hà Lan) công nhận là “Trang trại bò sữa hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam”.
Vinamilk sau đó liên tiếp giới thiệu ra thị trường những mô hình ưu việt như “Resort bò sữa 4.0” (năm 2019), trang trại bò sữa sinh thái Vinamilk Green Farm (năm 2021), khởi công Thiên đường sữa Mộc Châu – tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái (năm 2022),… khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, kiên định theo đuổi chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp bền vững.
Đáng chú ý, mới đây Nhà máy sữa Nghệ An và Trang trại bò sữa Nghệ An của thương hiệu sữa hàng đầu đã trở thành hai đơn vị đầu tiên được các tổ chức đánh giá độc lập của quốc tế trao chứng nhận đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014. Để đạt chứng nhận, 2 đơn vị này đã trung hòa tổng cộng 17.560 tấn CO2 phát thải – tương đương với lượng hấp thụ của khoảng 1,7 triệu cây xanh. Trong đó, riêng trang trại bò sữa Nghệ An trung hòa được 12.560 tấn CO2 – con số đáng kinh ngạc bởi việc cắt giảm, trung hòa khí nhà kính trong chăn nuôi vốn được đánh giá là đầy thách thức.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ tịch HĐQT Vinamilk, năm 2012 Vinamilk lần đầu tiên công bố báo cáo Phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế một cách tự nguyện. Tại thời điểm đó, việc quản lý khí nhà kính hay giảm thiểu “dấu chân carbon” trên toàn bộ chuỗi giá trị còn mơ hồ và khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp, nhưng đã được Vinamilk triển khai với nhiều dự án, như Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường.
“Vinamilk xác định rằng: cắt giảm, trung hoà và đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 đã không còn là “sự lựa chọn” mà là “con đường bắt buộc”. Trên con đường đó, chúng ta cần phải chạy đua, đua với thời gian, với cơ hội, và chạy đua với chính mình vì mục tiêu Net Zero vào năm 2050 sẽ không cho phép chúng ta có sự trì hoãn hay thay đổi kế hoạch”, người đứng đầu doanh nghiệp khẳng định.
Phát triển bền vững đã trở thành 1 trong 4 mũi nhọn chiến lược của Vinamilk trong giai đoạn 5 năm 2022-2026. Doanh nghiệp theo đuổi các mô hình tiên tiến của ngành sữa thế giới; ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và sản xuất theo hướng bền vững; gia tăng năng lượng tái tạo, vận dụng kinh tế tuần hoàn và trồng cây xanh để giảm “dấu chân Carbon”, hướng mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Mới đây, Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050″(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Doanh nghiệp đặt mục tiêu: cắt giảm 15{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2027, cắt giảm và trung hòa 55{19921ee492a4e7a2ca7d041b7a296572cae8af398d0cf32d147210f5c9dd47da} lượng phát thải vào năm 2035 và tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Việc công bố lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050” đi liền các hoạt động cụ thể, thiết thực từ rất sớm cùng những thành tựu bước đầu đã cho thấy sự tiên phong của “ông lớn” ngành sữa, góp phần lan toả, tạo động lực tích cực trong bối cảnh “cuộc đua” đến Net Zero vào năm 2050 đang được quan tâm hơn bao giờ hết, cùng hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế tại COP26.
Ông Brian Lindsay – Giám đốc Khung phát triển Bền vững ngành sữa toàn cầu – kỳ vọng: “Ngành sữa trên toàn cầu đang có các mô hình sản xuất khác nhau và rất đa dạng. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu, tiếp cận những người tiên phong để cùng trao đổi và triển khai các mô hình tại quốc gia của họ. Chúng tôi rất mong đợi để hợp tác cùng Vinamilk trong tiến trình này, với vai trò là một doanh nghiệp dẫn đầu và tiên phong tại Việt Nam”.
Những bước đi tiên phong của Vinamilk trong thực hành phát triển bền vững trên toàn bộ chuỗi sản xuất nói chung và tại các trang trại nói riêng không chỉ lan tỏa những thông điệp tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước mà còn góp phần thúc đẩy ngành sữa thế giới. Cùng với việc gia tăng giá trị thương hiệu, vừa qua Vinamilk đã trở thành đại diện duy nhất của Đông Nam Á được vinh danh trong Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững – SPV). Hơn nữa, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk cao nhất Top 10 (với 5.75 điểm), vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới. Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi ngành sữa Việt Nam còn non trẻ so với nhiều quốc gia, đặc biệt là xét riêng khía cạnh phát triển bền vững.
Theo Vietnamnet
Link gốc: https://vietnamnet.vn/13-trang-trai-bo-sua-cong-trinh-xanh-huong-den-net-zero-cua-vinamilk-2204100.html