Giấy phép số 5861/GP-TTĐT do Sở Thông tin và
Truyền thông Hà Nội cấp ngày 27 tháng 12 năm 2017
CTCP Đầu tư Apax Holdings (Mã: IBC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2022. Doanh thu thuần kỳ này đạt 286,5 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp từ 30,8% xuống còn 25,4%, lợi nhuận gộp là 73 tỷ đồng.
Về hoạt động tài chính, doanh thu Apax Holdings là 64 tỷ đồng, gấp gần 6 lần kỳ trước, chi phí tài chính tăng 79% đạt 46 tỷ đồng.
Tại quý 1, Apax Holdings đã tiết giảm mạnh được chi phí bán hàng phát sinh, khiến khoản mục này giảm mạnh 60% xuống còn 35,4 tỷ đồng.
Shark Thủy
Nhờ việc tăng doanh thu tài chính và chi phí bán hàng được tiết giảm đáng kể nên mặc dù doanh thu thuần kỳ này giảm mạnh song lợi nhuận sau thuế thuế lại được cải thiện lên 2,7 tỷ đồng, tăng 10%.
Apax Holdings đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và giảm 16,4% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy tính đến hết quý I, doanh nghiệp chỉ đạt 13,6% kế hoạch doanh thu và 3,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Bên cạnh mảng giáo dục, Apax Holdings của Shark Thủy sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống là đầu tư tài chính dài hạn, dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp cũng dự kiến đầu tư vào dự án khu du lịch Hồng Quang - Long Hải tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quy mô tài sản cuối kỳ là 4.775 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 36%. Khoản mục này tăng 26% so với đầu kỳ, đạt 1.730 tỷ đồng chủ yếu do tăng phải khu ngắn hạn khác.
Theo đó, phần lớn nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ vay khi mà khoản mục này chiếm tới 42%, trị giá 2.016 tỷ đồng thời điểm cuối kỳ. Chi phí lãi vay trong kỳ là 32,5 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu là 1.607 tỷ đồng với khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 74 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, doanh nghiệp của Shark Thủy cũng vướng nhiều bê bố khi hàng loạt nhà đầu tư làm đơn cầu cứu vì quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn khi góp nhiều tỷ đồng vào Công ty Egame của shark Thủy.
Cụ thể, bà Nguyễn Thùy Liên (trú tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết, ngày 27/8/2020, bà có tham gia góp vốn làm cổ đông tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phân phối Egame, có địa chỉ tại tầng 2, nhà 25T1 lô đất N05 KĐT Đông Nam đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); do ông Nguyễn Ngọc Thủy (shark Thủy), Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đứng tên với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Hợp đồng giữa nhà đầu tư và công ty của Shark Thủy
Đến ngày 31/12/2020, bà Liên tiếp tục góp vốn vào công ty theo hợp đồng AH058/AC/120/20 với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng theo thời hạn là 1 năm. Tiếp đó, bà Liên đã nhiều lần tham giam gia góp vốn, hiện nay với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, dù tất cả các hợp đồng đã quá thời hạn thanh toán nhưng đến nay vẫn không thể lấy tiền về.
Theo bà Liên, tính đến ngày 13/3/2022, toàn bộ số tiền gốc cộng lãi tôi đầu tư vào công ty đã lên đến hơn 8 tỷ đồng. Mỗi lần kí kết, phía công ty đều khẳng định, đến hạn, chỉ cần báo trước 2 tuần thì sẽ được thanh toán đầy đủ, không rườm rà thủ tục. ‘Dù đã rất nhiều lần đề nghị công ty thanh toán nhưng tôi vẫn không nhận được câu trả lời bằng văn bản nào về thời gian cụ thể công ty sẽ thanh toán. Đó là số tiền mồ hôi nước mắt tích cóp nhiều năm qua và số tiền để mẹ tôi dưỡng già, hiện tại tôi cũng không biết số tiền đó sẽ đi đâu về đâu…”, bà Liên cho biết.
Sinh năm 1982, doanh nhân Nguyễn Ngọc Thủy, còn được biết với cái tên Shark Thủy, là một trong những khách mời quyền lực xuất hiện trong chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ - Shark Tank Việt Nam và đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup.
Shark Thủy được dư luận biết đến rộng rãi hơn khi tham gia chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ trong vai trò nhà đầu tư khách mời. Ông hiện nắm giữ kỷ lục đầu tư tỉ lệ vàng trong 9 công ty nhận được lời đề nghị đầu tư trên sóng truyền hình. khác biệt với 4 “cá mập” của Shark Tank Việt Nam, ông là người duy nhất chưa tốt nghiệp đại học.